Không Đăng ký Website Với Bộ Công Thương

Không Đăng ký Website Với Bộ Công Thương

Không Đăng ký Website Với Bộ Công Thương

Một câu hỏi rằng tôi không đăng ký website với Bộ Công Thương thì có làm sao không? Tôi vẫn đang kinh doanh bình thường trên mạng mà, tôi đâu có bán hàng trực tuyến trên mạng đâu. Làm sao tôi phải đăng ký website với Bộ Công Thương.

Không Đăng ký Website Với Bộ Công Thương
Không Đăng ký Website Với Bộ Công Thương

Đó là một vài lý do mà bạn có thể đang đặt câu hỏi cho chính mình và không nhận ra mình phải làm gì, để rồi vào quên lãng, bạn không làm gì cả. Sau khi đọc bài viết này, có lẽ bạn sẽ phần nào nhận ra trách nhiệm của mình và hành động cụ thể:

Đầu tiên tôi muốn nói sơ qua về trách nhiệm của Công ty bạn đang sở hữu một website thương mại điện tử bán hàng. Website đó mặc dù bán hàng hay không trực tiếp bán hàng nhưng mục đích chính của bạn là hỗ trợ xúc tiến thương mại, tiếp cận, đưa thông tin sản phẩm của mình đến người tiêu dùng. Tôi xin thông báo là bạn đang sở hữu một website thương mại điện tử bán hàng đúng chuẩn.

Vậy, câu hỏi tiếp theo là tại sao lại phải đăng ký với Bộ Công Thương. Tôi sẽ giải thích như sau, theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP, 85/2021/NĐ-CP, Bộ Công Thương là cơ quan quản lý hoạt động thương mại điện tử trên internet. Bộ Công Thương có trách nhiệm bảo vệ quyền và trách nhiệm của Công ty bạn và khách hàng.

Bảo vệ Công ty bạn là sao? Khi bạn minh bạch thông tin về các chính sách như mua hàng, đổi trả…Bạn sẽ được cơ quan quản lý bảo vệ bạn nếu khách hàng đã vi phạm chính sách do bạn đề ra. Bạn có quyền từ chối mọi khiếu nại, trách nhiệm bồi thường đối với khách hàng. Bạn được cơ quan quản lý bảo vệ.

Bảo vệ khách hàng là sao? Khi Công ty bạn không thực hiện đúng những cam kết nêu trên website làm thiệt hại đến khách hàng. Cơ quan quản lý sẽ can thiệp, giải quyết để bênh vực cái đúng. Tránh việc khách bị thiệt thòi. Tránh việc khiếu kiện kéo dài giữa 2 bên là Công ty và khách hàng.

Đó là ý nghĩa của việc quản lý hoạt động thương mại điện tử của Bộ Công Thương. Vì thế Chính phủ đã ban hành những quy định về trách nhiệm của chủ sở hữu website thương mại điện tử. Một số trách nhiệm như thông báo website thương mại điện tử bán hàng với Bộ Công Thương; Đăng ký website sàn giao dịch thương mại điện tử với Bộ Công Thương. Chính Phủ còn quy định một số chế tài xử lý nếu bạn không thực hiện các quy định này.

Số tiền xử phạt lên đến 50-60 triệu đồng cho hành vi không đăng ký. Ngoài ra còn bị xử lý thêm là thu hồi tên miền. Sẽ thế nào nếu bạn bị tước đi quyền sở hữu tên miền của bạn. Tên miền gắn bó Công ty bạn nhiều năm, có ý nghĩa to lớn về mặt thương hiệu, uy tín của mình. Tôi nghĩ bạn sẽ rất cân nhắc về vấn đề này.

Hoạt động kinh doanh sản xuất của bạn là lâu dài, bạn nên thực hiện các thủ tục để đăng ký cho mình một website phù hợp với các quy định thương mại điện tử. Sau khi bạn được xác nhận đăng ký, hình ảnh của bạn, Công ty bạn trong mắt khách hàng sẽ nâng cao đáng kể.

Trên đây là một số chia sẻ về việc không đăng ký website với Bộ Công Thương. Một số rủi ro pháp lý mà bạn có thể gặp phải, hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có những hành động cụ thể. Nếu bạn không rành về cách thức đăng ký website với Bộ Công Thương thì có thể inbox chúng tôi hỗ trợ. Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Còn nhiều chia sẻ trong các bài viết tiếp theo. Hãy đăng ký để nhận được những bản tin mới nhất từ chúng tôi.

Xem thêm: Cách Đăng Ký Website Với Bộ Công Thương Qua 4 Bước Đơn Giản

Rate this post

Trả lời