Kinh Nghiệm Khai Báo Website Ngành Thực Phẩm Với Bộ Công Thương

Kinh Nghiệm Khai Báo Website Ngành Thực Phẩm Với Bộ Công Thương

Bạn đang sở hữu website bán các sản phẩm ngành thực phẩm. Ví dụ như bánh, kẹo, mì tôm, tương ớt, nước mắm… Mỗi một ngành hàng thì website lại có điểm khác biệt khác nhau. Khai báo website với Bộ Công Thương cũng vậy. Việc thông báo website ngành thực phẩm có những điểm khác so với các ngành hàng khác. Nếu bạn nắm vững mấu chốt này thì bạn mới dễ dàng đăng ký với Bộ Công Thương được. Sau đây, mình sẽ chia sẻ với các bạn nhé.

Kinh Nghiệm Khai Báo Website Ngành Thực Phẩm Với Bộ Công Thương
Kinh Nghiệm Khai Báo Website Ngành Thực Phẩm Với Bộ Công Thương

Đầu tiên, bạn phải chuẩn bị đầy đủ thông tin bao gồm Tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ, lĩnh vực kinh doanh… Chuẩn bị tài liệu là giấy đăng ký kinh doanh. Nó có thể là hộ kinh doanh cá thể hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh. Một điều quan trọng đó là giấy phép đăng ký kinh doanh có điều kiện.

Thứ 2, sau khi bạn chuẩn bị rồi thì tiến hành đăng ký tài khoản. Thông tin bạn lấy hết trong giấy phép kinh doanh.

Thứ 3, bạn khai báo hồ sơ với Bộ Công Thương như thông thường. Chờ khoảng 10 ngày thì bạn sẽ nhận được thông báo là chỉnh sửa hay phê duyệt.

Xem thêm: Kinh nghiệm đăng ký website ngành dược với Bộ Công Thương

Vậy điểm mấu chốt để khai báo website thành công với Bộ Công Thương ngành thực phẩm là gì?

Đó chính là giấy phép kinh doanh có điều kiện của ngành thực phẩm. Thông thường có một điều kiện rất phổ biến đối với lĩnh vực thực phẩm đó chính là giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Tại sao lại phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm? Lý do là bạn bán hàng trên website cũng giống như bán hàng tại nhà. Bạn phải đáp ứng được yêu cầu an toàn thực phẩm. Bạn mới được bày bán.

Nếu bạn không đủ điều kiện an toàn thực phẩm mà bạn bán sản phẩm đồ ăn, đồ uống cho khách hàng. Khách hàng ăn uống bị làm sao thì sẽ như thế nào. Vậy nên nhà nước phải quản lý việc bán hàng trên mạng. Họ yêu cầu các website ngành thực phẩm đồ uống phải có giấy phép chứng nhận an toàn thực phẩm. Vậy nên bạn nhanh chóng xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm nhé.

Tôi có thể sử dụng giấy tờ khác thay thế giấy chứng nhận an toàn thực phẩm được không?

Câu trả lời là có. Pháp luật quy định một số chứng chỉ, chứng nhận có thể được thay thế như sau:

Chứng chỉ ISO 22000 dành cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Xem chi tiết có chứng chỉ ISO 22000 được miễn Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?

Chứng chỉ FSSC 22000 dành cho hệ thống an toàn thực phẩm.

Chứng chỉ HACCP về hệ thống phân tích mối nguy & điểm kiểm soát tới hạn.

Chứng chỉ GMP về thực hành sản xuất tốt.

Chứng chỉ BRC – tiêu chuẩn toàn cầu cho an toàn thực phẩm.

Chứng chỉ IFS – tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế.

Hoặc các giấy chứng nhận về VSATTP có giá trị tương đương khác.

Bạn có thể sử dụng những giấy tờ trên để thay thế giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đó là vấn đề mấu chốt để xử lý việc khai báo website với Bộ Công Thương. Bạn chỉ cần tải tài liệu lên cùng giấy kinh doanh. Như vậy thế là được. Trên đây, là những chia sẻ của mình cho các bạn để đạt thành công. Hi vọng sẽ hữu ích đối với các bạn.

Xem thêm: Blacklist Website Vi Phạm Đăng Ký Với Bộ Công Thương

Rate this post

Trả lời