Blacklist Website Vi Phạm Đăng Ký Với Bộ Công Thương

Blacklist Website Vi Phạm Đăng Ký Với Bộ Công Thương

Blacklist Website Vi Phạm Đăng Ký Với Bộ Công Thương

Bạn đã bao giờ tự hỏi là website mình không đăng ký thì sẽ không ai biết mình không? Website của mình sẽ bình an vô sự trong hoạt động kinh doanh trên mạng online? Mình xin trả lời rằng, bạn chưa thực sự an toàn đâu. Bộ Công Thương có một số công cụ để tìm ra website của bạn đó. Sau đây mình sẽ giải thích cho bạn danh sách đen là gì? chỉ cho bạn biết một số công cụ để Bộ Công Thương tìm ra bạn và có thể đưa vào Blacklist. Hướng giải quyết khi nằm trong danh sách đen

Blacklist Website Vi Phạm Đăng Ký Với Bộ Công Thương
Blacklist Website Vi Phạm Đăng Ký Với Bộ Công Thương

Blacklist website/ứng dụng vi phạm là gì?

Blacklist website vi phạm còn gọi là danh sách đen những website vi phạm quy định về thương mại điện tử. Website nào vào danh sách đen này thì 1 là ăn ngay thanh tra kiểm tra, xử phạt các kiểu. 2 là phải đi giải trình với cơ quan quản lý rằng …..rồi quản lý thị trường, cảnh sát công nghệ thông tin, Sở Công Thương, BCT sẽ vào kiểm tra, xác mình thông tin. Bạn có thấy rắc rồi khi vào trong danh sách blacklist này không? Danh sách đen này được publish trực tiếp trên trang Hệ thống quản lý và giải quyết phản ánh, tranh chấp trực tuyến http://chonghanggia.online.gov.vn/

Có mấy loại danh sách đen website vi phạm

Có 2 loại danh sách đen: 1 là danh sách website bị phản ánh, ứng dụng bị phản ánh; 2 là danh sách website vi phạm, ứng dụng vi phạm. Chúng khách biệt nhau về cấp độ vi phạm đấy.

Mình giải thích website/ứng dụng bị phản ánh: Đó là danh sách một list các tên miền, cấp độ, loại phản ánh,ngày cập nhật. Danh sách này có từ nhiều nguồn phản ánh đến Bộ Công Thương. Sau đó, Bộ phối hợp một số đơn vị để xác minh phản ánh có cơ sở không. Các lỗi thường là chưa đăng ký, chưa thông báo, giả mạo thông tin. Nếu bạn mắc những lỗi này thì website của bạn sẽ được đưa vào danh sách này. Bị vào danh sách này thì không sớm thì muộn cũng bị các cơ quan kiểm tra, thanh tra.

Blacklist Website Vi Phạm Đăng Ký Với Bộ Công Thương
Blacklist Website Vi Phạm Đăng Ký Với Bộ Công Thương

Còn website/ứng dụng vi phạm: Đó là danh sách một list các tên miền, nội dung vi phạm, ngày cập nhật. Sau khi doanh nghiệp giải trình không được, bạn sẽ chuyển từ danh sách phản ánh sang danh sách blacklist website vi phạm. Những lỗi vi phạm cũng nặng hơn như giả mạo logo, kinh doanh hàng cấm, hàng không rõ xuất sứ hàng hóa, giả mạo giao diện của website khác.

Blacklist Website Vi Phạm Đăng Ký Với Bộ Công Thương
Blacklist Website Vi Phạm Đăng Ký Với Bộ Công Thương

Làm sao tra cứu tên miền của Bạn có nằm trong danh sách đen hay không?

Đầu tiên, Bạn vào trang http://chonghanggia.online.gov.vn/ .

Để tra cứu danh sách phản ánh, bạn vào Danh sách bị phản ánh–>chọn Website bị phản ánh. Nhập tên miền của bạn vào, chú ý là không có http, https, www đâu nhé. Nếu kết quả hiện ra không có tên website của bạn thì chúc mừng bạn, bạn không nằm trong danh sách website, ứng dụng bị phản ánh. Còn nếu thấy có thì chia buồn với bạn. Giải pháp ra khỏi danh sách đen này sẽ ở cuối bài viết.

Blacklist Website Vi Phạm Đăng Ký Với Bộ Công Thương - Cách tra cứu website bị phản ánh
Blacklist Website Vi Phạm Đăng Ký Với Bộ Công Thương – Cách tra cứu website bị phản ánh

Để tra cứu danh sách website vi phạm, bạn vào Danh sách vi phạm –>chọn Website vi phạm. Nhập tên miền của bạn vào, chú ý là không có http, https, www đâu nhé. Nếu kết quả hiện ra không có tên website của bạn thì chúc mừng bạn, bạn không nằm trong danh sách website, ứng dụng vi phạm. Còn nếu thấy có thì chia buồn với bạn. Giải pháp ra khỏi danh sách đen web vi phạm này sẽ ở cuối bài viết.

Blacklist Website Vi Phạm Đăng Ký Với Bộ Công Thương - Cách tra cứu website vi phạm
Blacklist Website Vi Phạm Đăng Ký Với Bộ Công Thương – Cách tra cứu website vi phạm

Làm sao Bộ Công Thương có được danh sách đen này?

Thứ nhất: Họ phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ internet, tên miền để kết xuất ra những website có lượt truy cập cao, hoạt động nhiều năm. Ví dụ như website fpt thì kiểu gì chẳng bị dò ra. Vì thế fpt phải chủ động đăng ký, thông báo với BCT rồi. Còn website bạn thì sao, lượng truy cập lớn không (tầm trên 500 -1000 người mỗi ngày). Nếu lơn thì có thể website của bạn sẽ nằm trong tầm ngắm.

Thứ hai: Dựa vào phản ánh người dùng. Có một khách hàng nào đó đi lướt quá website của bạn hoặc có đối thủ của bạn lướt qua website của bạn. Họ phản ánh với BCT rằng bạn không đăng ký, không thông báo, giả mạo thông tin, bán hàng giả, hàng nhái, hàng cấm. Một người phản ánh thì không sao. Chứ hàng trăm người phản ánh thì chắc chắn bạn sẽ nằm trong tầm ngắm thôi. Sau này, việc quản lý sẽ xiết chặt hơn, bạn sẽ không còn tránh được đâu. Hãy chủ động thực hiện để không xuất hiện trong danh sách đen.

Thứ ba: Dựa vào các đơn vị phối hợp trong quản lý nhà nước, có thể là hải quan, sở thông tin truyền thông, ủy ban nhân dân gửi văn bản phản ánh. Ngoài ra còn nhiều nguồn nữa.

Danh sách đen dùng để làm gì?

Thường BCT sẽ gửi danh sách này cho các Sở Công Thương địa phương, Cục quản lý thị trường các tỉnh để kiểm tra xử lý trên địa bàn. Bạn thấy đấy, vào cái là thấy lỗi rồi. Bạn có thể bị xử phạt hành chính, thu hồi tên miền, thu hồi tiêu hủy sản phẩm không rõ nguồn gốc, đình chỉ kinh doanh… Một đống chế tài có thể bị xử lý.

Vào Blacklist rồi thì có bị xử phạt được không?

Nếu bị kiểm tra thì chắc chắn là có

Vào Blacklist rồi thì có ra được không?

Nếu bạn phát hiện sớm mình nằm trong blacklist Bộ CT thì nhanh chóng thực hiện đăng ký, thông báo với Bộ Công Thương đi. Làm xong rồi thì tự động trang của bạn sẽ được rút khỏi danh sách này. Hơn nữa, còn không bị xử phạt. Nếu bạn chậm chễ, bạn sẽ nằm trong tầm ngắm của các cơ quan quản lý thương mại điện tử nữa đâu. Đó là giải pháp duy nhất giúp bạn xử lý mọi vấn đề về danh sách blacklist website vi phạm đăng ký với Bộ Công Thương.

Trên đây là những giải thích của mình về Blacklist website vi phạm đăng ký với Bộ Công Thương bao gồm: Danh sách website vi phạm và Danh sách website bị phản ánh. Các chế tài và giải pháp ra khỏi danh sách này. Hi vọng, những chia sẻ của mình sẽ hữu ích với tất cả mọi người.

Xem thêm: Có Nên Đăng Ký Website Với Bộ Công Thương

Rate this post

Trả lời