Trường Hợp Nào Bắt Buộc Phải Thông Báo Lại Website Với Bộ Công Thương

Trường Hợp Nào Bắt Buộc Phải Thông Báo Lại Website Với Bộ Công Thương

Trường Hợp Nào Bắt Buộc Phải Thông Báo Lại Website Với Bộ Công Thương

Bạn đã được phê duyệt điện tử website bán hàng với Bộ Công Thương? Nhưng bạn có nghĩ những thay đổi nào khiến bạn bắt buộc phải thông báo lại website với Bộ Công Thương? Theo quy định là có đấy, nếu bạn có thay đổi thì bạn phải khai báo lại. Bạn nên chú ý điều này. Mình sẽ chia sẻ về vấn đề này nhé.

Trường Hợp Nào Bắt Buộc Phải Thông Báo Lại Website Với Bộ Công Thương
Trường Hợp Nào Bắt Buộc Phải Thông Báo Lại Website Với Bộ Công Thương

Khi bạn nhận được email thông báo của Bộ Công Thương rằng bạn website bạn đã được phê duyệt điện tử. Tuy nhiên, trong email đó cũng lưu ý rằng, nếu bạn thay đổi một số thông tin thì bạn phải thực hiện khai báo lại với Bộ Công Thương để được xét duyệt lại, vậy những thông tin thay đổi đó là gì?

Không phải thông tin nào thay đổi cũng thông báo lại BCT mà chỉ những thông tin sau phải khai báo lại: Theo khoản 2 Điều 53 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP

a) Tên miền của website thương mại điện tử;

b) Loại hàng hóa, dịch vụ giới thiệu trên website;

c) Tên đăng ký của thương nhân, tổ chức hoặc tên của cá nhân sở hữu website;

d) Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc địa chỉ thường trú của cá nhân;

đ) Số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, hoặc số, ngày cấp và đơn vị cấp quyết định thành lập của tổ chức; hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân;

e) Tên, chức danh, số chứng minh nhân dân, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử của người đại diện thương nhân, người chịu trách nhiệm đối với website thương mại điện tử;

g) Các thông tin khác theo quy định của Bộ Công Thương.

 Khoản 2 Điều 53 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP

Khi bạn thay đổi tên miền chính, thay đổi tên miền phụ trỏ vào, bổ sung tên miền phụ trỏ vào thì bạn phải khai báo lại. Loại hàng hóa, dịch vụ cũng vậy. Ví dụ, website bạn đang bán thực phẩm, bạn muốn bán thêm quần áo, mỹ phẩm thì bạn cũng sẽ phải khai báo lại với BCT để được xét duyệt. Tương tự, bạn đang làm dịch vụ tư vấn pháp luật, bạn lại làm thêm dịch vụ giảng dạy nữa, bạn cũng cần khai báo lại.

Bạn chuyển nhượng lại tên miền, thay đổi tên Công ty thì bạn cần phải thông báo lại để cơ quan quản lý thương mại điện tử xét duyệt, cập nhật lại cho bạn.

Số ngày tháng cấp đăng ký kinh doanh thay đổi thì cũng phải thông báo lại. Bạn cũng thường phải thay đổi cấp lại giấy đăng ký kinh doanh, vì vậy, nếu có thay đổi này, bạn cũng phải thực hiện thông báo với BCT.

Tên, chức danh, số điện thoại của người đại diện thương nhân, người chịu trách nhiệm với website thương mại điện tử. Thông tin đại diện thương nhân có ở lúc bạn đăng ký tài khoản. Bạn có thể truy cập chỗ thông tin tài khoản để sửa. Còn chỗ người chịu trách nhiệm website là ở chỗ khi khai báo từng website cụ thể. Bạn có thể vào trực tiếp hồ sơ website để sửa chúng.

Vậy, không thông báo thay đổi thông tin website có bị làm sao không?

Câu trả lời của mình là có đấy, việc không thông báo lại sự thay đổi là một hành vi vi phạm hành chính. Chính phủ đã ban hành chế tài xử lý hành vi này. Hành vi này quy định tại Khoản 1 Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP

Điều 62. Hành vi vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động (gọi tắt là ứng dụng di động)

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không bổ sung hồ sơ thông báo liên quan đến website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng trên nền tảng di động (sau đây gọi là ứng dụng bán hàng) theo quy định;

b) Không bổ sung hồ sơ đăng ký liên quan đến website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử trên nền tảng di động (sau đây gọi là ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử) theo quy định;

c) Không thông báo sửa đổi, bổ sung theo quy định khi có sự thay đổi thông tin liên quan đến website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng sau khi đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

d) Không tuân thủ quy định về hình thức, quy cách công bố thông tin trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;

đ) Không công bố đầy đủ hoặc công bố không chính xác trên website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng thông tin về chủ sở hữu website hoặc ứng dụng bán hàng, thông tin hàng hóa, dịch vụ, thông tin về giá cả, thông tin vận chuyển và giao nhận, thông tin về điều kiện giao dịch chung, thông tin về các phương thức thanh toán theo quy định;

e) Nhận chuyển nhượng website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng mà không làm thủ tục chuyển nhượng hoặc không tiến hành thông báo lại với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP

Như bạn thấy đó, bạn không thông báo sửa đổi, bổ sung thì sẽ bị phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đối với cá nhân. Còn đối với tổ chức là Công ty sẽ là 10-20 triệu (vì quy định phạt tổ chức gấp đôi cá nhân). Không làm thủ tục này là bay mất 20 củ rồi. Kể ra cũng xót thật đấy.

Làm thế nào để thông báo sự thay đổi thông tin của bạn?

Mình sẽ viết bài viết chi tiết cụ thể tiếp theo nhé. Hãy tìm trong thanh công cụ tìm kiếm của web mình hoặc mình sẽ upadate link bài viết tại đây. Một thông tin hữu ích nữa là việc làm này cũng hoàn toàn online  thông qua tài khoản truy cập hệ thống đã được cấp.

Xem thêm: Cách Thông Báo Lại Website Với BCT Khi Có Sự Thay Đổi Thông Tin

Trên đây là những hiểu biết của mình muốn chia sẻ với các bạn về các trường hợp nào bắt buộc phải thông báo lại website với Bộ Công Thương. Hi vọng những thông tin thay đổi nêu trên sẽ giúp bạn đối chiếu với thực tế thông tin website bạn để có thể làm ngay, tránh khỏi rủi ro pháp lý. Nếu thấy hay, cho mình 5 sao bài viết. Để lại comment nếu bạn có vướng mắc cần giải đáp.

Xem thêm: Chia Sẻ Kết Quả Thông Báo Thành Công Website Với Bộ Công Thương

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời