Quy định đăng ký website với Bộ Công Thương

Quy định đăng ký website với Bộ Công Thương

Quy định đăng ký website với Bộ Công Thương

Bạn đang có một website sử dụng để cung ứng sản phẩm dịch vụ Công ty mình. Và Bạn đang tìm hiểu về quy định đăng ký website với Bộ Công Thương? Trong bài viết này sẽ chia sẻ với bạn các văn bản quy phạm pháp luật ở cấp nghị định liên quan đến việc đăng ký web với BCT.

Có 2 Nghị định Chính phủ: Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, 85/2021/NĐ-CP

Quy định đăng ký website với Bộ Công Thương
Quy định đăng ký website với Bộ Công Thương

Quy định các khái niệm về website thương mại điện tử, bán hàng, sàn thương mại điện tử

Nghị định 52 đã quy định khái niệm website thương mại điện tử, quy định về trách nhiệm của các tổ chức cá nhân đăng ký website mình đang sở hữu với Bộ Công Thương. Các khái niệm như sau:

Khoản 8 Điều 3 Nghị định 52 : “Website thương mại điện tử (dưới đây gọi tắt là website) là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.”

Khoản 9 điều 3 Nghị định 52: “Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.”

Tuy nhiên, một số khái niệm định nghĩa lại được sửa đổi và mình sẽ đề cập trong nghị định 85/2021/NĐ-CP

Khoản 7 Điều 1 Nghị đinh 85 “Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình”

Khoản 3 Điều 1 Nghị định 85 “Dịch vụ thương mại điện tử là hoạt động thương mại điện tử theo đó thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thiết lập website thương mại điện tử để cung cấp môi trường cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ. Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không bao gồm các thương nhân, tổ chức chỉ thực hiện cung cấp dịch vụ thiết kế website và không tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh, điều hành hoặc điều phối các hoạt động trên website đó.”

Quy định định nghĩa về người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng

Khoản 6 Điều 1 đưa ra khái niệm chủ website thương mại điện tử như sau “Các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng). Trong bài viết tiếp theo mình sẽ viết chi tiết về chỗ người sở hữu website. Giải thích ngắn gọn người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng là người thực hiện quản lý các sản phẩm, dịch vụ bán trên website. Bạn không được lầm tưởng với việc sở hữu tên miền và hosting đâu nhé. Sai lầm nhiều khi người sở hữu hosting, tên miền lại là người sở hữu website. Nhiều khi cơ quan quản lý còn có thể chưa nắm được. áp dụng sai. Vì vậy, bạn cần biết để cãi lại. Tại sao mình lại nhấn vào chỗ này. Bởi vì nó rất quan trọng trong việc quy trách nhiệm thực hiện đăng ký website với Bộ Công Thương.

Bạn cứ hình dung nhé, bạn đi mua 1 webite tại một số nhà cung cấp, thực tế bạn chỉ là đi thuê website đó thôi. Bạn chẳng có quyền sở hữu hosting to đùng của người ta, tên miền thì họ có khi chỉ cho mình thuê. Vậy là họ cấp cho bạn quyền quản lý up các sản phẩm dịch vụ của mình. Nếu lầm tưởng người sở hữu website là người sở hữu tên miền và hosting thì bạn nhầm to. Nếu như vậy thì mấy công ty cung cấp website phải đăng ký ah. Vậy cuối cùng bạn cần hiểu là người up các sản phẩm hoặc quản lý sản phẩm để kinh doanh là người sở website. Trách nhiệm của người sở hữu là đăng ký và thông báo đến Bộ Công Thương.

Quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử

Khoản 9 Điều 1 Nghị định 85 quy định trách nhiệm của người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng như sau “Thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng theo quy định tại Mục 1 Chương IV Nghị định này nếu website có chức năng đặt hàng trực tuyến”

Khoản 16 Điều 1 Nghị định 85 quy định trách nhiệm của người sở hữu website dịch vụ thương mại điện tử như sau “Đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định tại Mục 2 Chương IV Nghị định này và công bố các thông tin về người sở hữu website theo quy định tại Điều 29 Nghị định này trên trang chủ website.”

Ngoài ra vẫn còn một số nghị định khác liên quan như Nghị định xử phạt hành chính lĩnh vực thương mại điện tử, nghị định sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 52 và một số thông tư hướng dẫn. Mình sẽ có bài viết sau để tiếp tục chia sẻ.

Trên đây là bài viết chia sẻ các quy định đăng ký website thương mại điện tử với Bộ Công Thương tại các Nghị định 52, Nghị định 85. Nếu các bạn còn thắc mắc cần giải đáp, hãy inbox hoặc comment để mình có thể giải đáp các vấn đề của bạn. Xin cảm ơn.

Xem thêm: Logo Đã Đăng Ký với Bộ Công Thương

Rate this post

Trả lời