Kinh nghiệm đăng ký website ngành dược với Bộ Công Thương

Kinh nghiệm đăng ký website ngành dược thành công với Bộ Công Thương

Kinh nghiệm đăng ký website ngành dược với Bộ Công Thương

Bạn là Công ty ngành dược hay các quầy thuốc, bác sỹ, dược sỹ. Bạn đang sở hữu 1 hoặc nhiều website để bán hoặc giới thiệu các sản phẩm thuốc đến người tiêu dùng. Và Bạn có nhu cầu muốn đăng ký website với Bộ Công Thương. Hoặc bạn đã đăng ký với Bộ Công Thương nhưng thất bại. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm đăng ký thành công website ngành dược với Bộ Công Thương. Hi vọng nó sẽ hữu ích đối với bạn để bắt đầu đăng ký hoặc sửa hồ sơ:

Kinh nghiệm đăng ký website ngành dược thành công với Bộ Công Thương
Kinh nghiệm đăng ký website ngành dược thành công với Bộ Công Thương

Bước 1: Bạn phải chuẩn bị các thông tin cần đăng ký như: Tên công ty, địa chỉ, mã số thuế, … để đăng ký tài khoản khai báo hồ sơ. Bạn chuẩn bị giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép ngành dược…

Bước 2: Bạn đăng ký một tài khoản tại trang online.gov.vn. Sau 3-5 ngày, bạn sẽ được cơ quan quản lý gửi email cấp tài khoản truy cập trang quản lý thương mại điện tử Bộ Công Thương. Bước này không có gì vướng.

Bước 3: Thiết kế các chính sách thông tin cho website. Bạn cố gắng cung cấp đầy đủ thông tin về mua hàng, bảo mật thông tin, vận chuyển, hoàn trả, kiểm kê, thanh toán…

Bước 4: Thiết kế, phân loại sản phẩm của website. Bước này thì đa số các bạn hay mắc phải. Nếu không khắc phục thì bạn sẽ không bao giờ đăng ký. Mình mô tả lỗi nhé. Các sản phẩm của bạn được đăng lên, phân loại theo tác dụng của chữa bệnh của thuốc hoặc thành phần thuốc. Ví dụ như kháng sinh, trị hô hấp.. Bạn cứ thế trưng bày và bán thôi. Vấn đề ở đây là việc phân loại của bạn chưa đúng quy định của bên dược, y tế. Sản phẩm bày bán có một số sản phẩm không được kinh doanh online.

Hồ sơ bị yêu cầu sửa đổi do không đúng yêu cầu của BCT
Hồ sơ bị yêu cầu sửa đổi do không đúng yêu cầu của BCT

Vậy phân loại thế nào cho đúng? Có lẽ bạn trong ngành dược thì bạn hiểu thế nào là thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn. Bạn hãy làm theo đúng mình hướng dẫn thì tỷ lệ đăng ký thành công ở mức 98%. Bạn phân loại danh mục sản phẩm của mình thành 2 loại là thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn. Sau đó sẽ là các danh mục thuốc nằm trong thuốc kê đơn và danh mục thuốc nằm trong thuốc không kê đơn. Khách hàng truy cập sẽ nhìn thấy thuốc không kê đơn bao gồm: nước nhỏ mắt, nước muối sinh lý… chẳng hạn. Bạn phân loại được như thế là đã tăng tỷ lệ thành công 50% rồi.

Còn 50% còn lại ở đâu? Đó chính là danh mục các sản phẩm được bán online. Nếu bạn đăng bán online những sản phẩm này thì bạn không được duyệt đâu. Mình sẽ show cho bạn ý kiến của BCT về website chưa phân loại, rà soát sản phẩm như sau:

1. Căn cứ Luật Dược 2016, việc cung cấp thông tin về thuốc kê đơn được thực hiện như sau:

a. Đối tượng được cung cấp thông tin các thuốc kê đơn là người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. 

b. Nội dung thông tin về thuốc cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được xây dựng phải căn cứ theo quy định tại Khoản 3, Điều 76 của Luật Dược 2016 và phải có đầy đủ các thông tin theo quy định tại Điểm a, Khoản 5, Điều 76 Luật Dược 2016.

Trường hợp phát hành tài liệu thông tin thuốc cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, việc xác nhận nội dung thông tin thuốc được hiện theo các quy định tại Mục 1, Chương VII của Nghị định 54/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 8/5/2017 quy định chi tiết mốt số điều và biện pháp thi hành Luật Dược.

2. Trường hợp website/ứng dụng của Doanh nghiệp cung cấp thông tin thuốc cho đối tượng không phải là người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh: Không được phép cung cấp thông tin thuốc kê đơn. 

Đề nghị rà soát lại việc phân loại sản phẩm trên website/ứng dụng đối với thuốc kê đơn và bán theo đơn:
– Xem hướng dẫn tại công văn số 1517/BYT-KCB liên quan tới quy định về Danh mục thuốc phải kê đơn và bán theo đơn và Thông tư số 07/2017/TT-BYT về việc Ban hành Danh mục thuốc không kê đơn.

Sau khi rà soát, gửi lại hồ sơ chúng tôi xét duyệt
. “

Trong Luật dược có một yêu cầu chắc các bạn bên dược đã biết, đó là quyền tiếp cận thông tin thuốc. Đối với thuốc kê đơn thì chỉ những người hành nghề khám chữa bệnh mới được cho khách hàng biết thông tin thuốc. Ví dụ bạn là dược sỹ ở quầy thuốc thì bạn có quyền tư vấn thông tin sản phẩm thuốc cho khách hàng.

Như bạn biết, website chúng ta là website mở cho tất cả mọi người đọc. Nếu mọi người đọc được thông tin của sản phẩm thuốc kê đơn trên website thì rõ ràng là website của bạn đang làm sai quy định Luật Dược. Vậy nên, Bộ Công Thương sẽ yêu cầu phân loại ra đâu là thuốc kê đơn, đâu là thuốc không kê đơn. Thuốc không kê đơn có thể cho mọi người tiếp cận thông tin được. Còn thuốc kê đơn thì bạn phải đưa vào trong thư mục riêng tư, chỉ khi nào khách hàng chứng minh được khách là bác sỹ, dược sỹ, nhà thuốc, chuyên gia y dược, thì bạn mới gửi đường link cho truy cập để xem thông tin sản phẩm thuốc kê đơn. Như vậy bạn đã có thêm tỷ lệ thành công 48% nữa rồi

Một điều lưu ý nữa là thông tin về thuốc cũng phải đáp ứng yêu cầu của Luật dược như công dụng, liều dùng, chỉ định, tương tác thuốc,…Đây là quy định rồi, bạn phải chấp hành thôi.

Kinh nghiệm đăng ký website ngành dược thành công với Bộ Công Thương
Kinh nghiệm sửa đổi hồ sơ để đăng ký thành công website ngành dược với Bộ Công Thương

Bước 5. Gửi hồ sơ khai báo website thương mại điện tử đến Bộ Công Thương. Bạn sẽ nhận kết quả trong khoảng 10-15 ngày thông qua tài khoản và email.

Kinh nghiệm đăng ký website ngành dược thành công với Bộ Công Thương
Kinh nghiệm đăng ký website ngành dược thành công với Bộ Công Thương

Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm đăng ký website ngành dược với Bộ Công Thương. Chia sẻ những điểm sai lầm, giải pháp khắc phục để đăng ký thành công với Bộ Công Thương. Nếu có khó khăn, cần mình tư vấn dịch vụ hỗ trợ đăng ký, hãy liên hệ điện thoại, zalo, facebook mình nhé. Thủ tục nhanh gọn, uy tín.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Thông Báo, Đăng Ký Website Với Bộ Công Thương (2022)

Rate this post

Trả lời